Friedrich II trong văn hóa cận - hiện đại Friedrich II của Phổ

Đức Quốc xã đã làm nhiều bộ phim về Friedrich nhưng không nói về ông như một ông vua triết học thời Khai sáng, mà là người đã đem lại vinh quang cho dân tộc Đức. Năm 1933 họcho ra mắt bộ phim đầu tiên nói về Friedrich: "Der Choral von Leuthen" (Bài thánh ca vùng Leuthen), kể về chiến thắng của Friedrich đánh bại hơn 6 vạn quân Áo trong trận Leuthen.[234].Sau đó, năm 1935, bộ phim "Vị vua già và vị vua trẻ" (Der alte und der junge Konig) được phát hành ở Đức, nói về mối quan hệ giữa Friedrich và vua chaFriedrich Wilhelm I.[235] Năm sau (1936), Johannes Meyer sáng tác phim "Đức Vua Fredericus" xoay quanh cuộc chiến giữa Friedrich và liên minh Anh-Nga. Nội dung này lại được lặp lại trong phim "Đức Vua vĩ đại" (Der große König) của Veit Harlan, với trọng tâm xoáy vào các trận Leuthen và Kunersdorf.[234]

Tượng Friedrich II tại Sanssouci (thành phố Potsdam).

Trong bộ phim "Der Untergang" (Sự sụp đổ) do Đức sản xuất năm 2004, Adolf Hitler ngồi trong một căn phòng tối và nhìn chằm chằm vào bức tranh vẽ Friedrich II. Có lẽ đoạn phim này chứng tỏ niềm ao ước của nhà độc tài Đức Quốc xã về một phép lạ khác của Nhà Brandenburg. Ít lâu sau đó Adolf Hitler tự sát.

Trong bộ phim Patton sản xuất năm 1970, Tướng Hoa Kỳ George S. Patton đã trích dẫn sai rằng Friedrich II nói: "L'audace, l'audace, toujours l'audace!" ("Táo bạo, táo bạo — thường xuyên táo bạo!").

King of Prussia, Pennsylvania, được theo tên quán King of Prussia. Bản thân quán này cũng được đặt tên là "King of Prussia" (Nhà vua nước Phổ) để tôn vinh Friedrich II.[236]

Đường Phổ Quốc ("Prussia Street") tại thủ đô Dublin, Ireland được theo tên của vua Friedrich II.[237]

Friedrich xuất hiện trong loạt game vi tính Civilization, các game vi tính Age of Empires III, Empire Earth II, Empire: Total War. Ông cũng là nhân vật trong các board game Friedrich và "Soldier Kings" (Những vị vua chiến binh).

Ngoài ra, nhà vua nước Phổ còn là nhân vật chính trong truyện đọc trực tuyến trên Internet (webcomic) Frederick the Great: A Most Lamentable Comedy Breaching Space and Time.

Trong manga Hetalia: Axis Powers, Friedrich II được gọi là "Cụ già Fritz" - ông chủ của nhân vật Gilbert Beillschmidt (Phổ).

Không những thế, ông còn được đề cập đến vài lần trong bộ phim Barry Lyndon do Stanley Kubrick sản xuất năm 1975. Trong phim này, ông được gọi là "vua Frederick vĩ đại và lừng lẫy". Quân đội Phổ dưới triều đại ông vừa được khen ngợi vừa bị chỉ trích. Điều này thể hiện qua một đoạn trích trong phim:

Trong suốt 5 năm cuộc chiến tranh diễn ra đến nay, vua Frederick vĩ đại và lừng lẫy đã làm kiệt quệ trai tráng trong Vương quốc của mình đến nỗi Ngài phải thuê những người tuyển mộ bất chấp thủ đoạn nào, kể cả bắt cóc, để cung cấp tân binh cho những trung đoàn khải hoàn của Ngài.

— "Barry Lyndon"


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich II của Phổ http://www.1902encyclopedia.com/F/FRE/frederick-ii... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/222700/F... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/239929/J... http://www.britannica.com/eb/article-9060581 http://www.cliffsnotes.com/WileyCDA/LitNote/Candid... http://www.encyclopedia.com/html/L/Lagrange.asp http://books.google.com/books?id=-1IEAAAAMBAJ&lpg=... http://books.google.com/books?id=_9sImYb5e1AC&pg=P... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.historicreeseville.com/early2.htm